Quy trình sản xuất găng tay cao su
Để có được găng tay cao su chất lượng trải qua rất nhiều công đoạn. Mời các bạn cùng xem bài viết bên dưới để biết quy trình sản xuất găng tay cao su không bột nhé!
Quy trình sản xuất cao su không bột trải qua nhiều công đoạn.
Bước 1: Làm sạch khuôn sứ
- Rửa bằng nước, một cat hay nước một lần (có thể thay sớm hơn nếu nước quá bẩn) (bồn nước số 1).
- Phun tia nước
Bước 2: Rửa bằng acid nitric
Rửa bằng acid nitric (là một chất oxide hóa cực mạnh) nồng độ quy định: 0.2 – 1.0, nhiệt độ: 50 – 60 độ C, có tác dụng tẩy chất bẩn, bột còn bám chắc trên khuôn, thay hoặc châm thêm acid khi hàm lượng acid xuống thấp.
Bước 3: Làm sạch khuôn sứ (bồn nước số 2)
- Rửa bằng nước nóng (70 – 80 độ C)
- Rửa chất bẩn và lượng acid còn bám trên khuôn.
Bước 4: Bồn kiềm rửa khuôn
- Nhiệt độ từ 45 độ C – 65 độ C, nồng độ KOH : 0.2% – 0.8%.
- Làm sạch bột, chất bẩn, một giờ kiểm tra nhiệt độ 1 lần, 1 ca thay 1 lần. Có tác dụng trung hòa acid.
Bước 5: Chổi cọ rửa
- Chổi cọ rửa (chổi đôi dài) giúp làm sạch chất bẩn. Một cat hay nước 1 lần, nước chảy tràn.
- Chổi cọ rửa tròn (chổi đôi) giúp làm sạch chất bẩn. Một cat hay nước 1 lần, nước chảy tràn.
Bước 6: Làm sạch khuôn sứ (bồn nước rửa 3 + bồn nước rửa cuối)
- Rửa bằng nước nóng (60 – 80 độ C, pH: 6.0 – 8.0)
- Làm sạch lượng chất bẩn và dư lượng KOH còn lại trên khuôn.
Bước 7: Nhúng qua bồn tạo đông.
- CaCO3: bột tách khuôn, tùy tình hình thực tế mà điều chỉnh cho phù hợp
- Ca(NO3)2: chất tạo đông kết, điều chỉnh tùy tình hình thực tế.
- Teric: chất phân tán, làm bóng, có thể điều chỉnh tùy tình hình thực tế.
Bước 8: Qua bồn sấy tạo đông
Qua bồn sấy tạo đông (nhiệt độ quy định 110 độ C – 140 độ C), khuôn phải được sấy khô hoàn toàn trước khi qua bồn mủ, nhằm tránh hiện tượng khuôn chưa khô qua bồn mủ sẽ tạo cục đông.
Bước 9: Nhúng mủ
- Bồn mủ phải duy trì ổn định CTR: 3 – 3+ , pH: 9 – 11
- Các thông số khác tùy tình hình thực tế có thể thay đổi.
Bước 10: Sấy tiền lưu hóa
Sấy khô bán thành phẩm cho ráo nước
Bước 11: Qua bồn tách chiết 1
Qua bồn tách chiết 1&2 (nhiệt độ quy định 50 độ C – 70 độ C).
- Loại bỏ các chất bẩn, một số các tạp chất, các protein trong cao su.
Bước 12: Se viền
Bước 13: Qua tủ sấy lưu hóa
- Qua tủ sấy lưu hóa 1, 2, 3 & 4, bắt đầu quá trình lưu hóa cao su, nhiệt độ quy định: 110 độ C – 140 độ C. Tùy tốc độ chuyền và thời gian ủ mủ mà giữ nhiệt độ cho thích hợp, các thông số nhiệt đối với quá trình lưu hóa là vô cùng quan trọng, khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng lượng lưu huỳnh hóa hợp cũng như tăng đáng kể tốc độ lưu hóa.
- Khi sự lưu hóa “chưa tới mức” hay “lưu hóa quá mức” đều làm ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của sản phẩm (đặc biệt nhất là độ chịu kéo đứt và độ dãn kéo căng), ngoài ra còn làm tuổi thọ sản phẩm bị giảm.
Bước 14: Qua các bồn làm mát
- Bồn làm mát số 1: bằng nước, nhiệt độ <60 độ C
- Bồn làm mát số 2: bằng nước, nhiệt độ < 50 độ C
- Bồn làm mát số 3: bằng nước, nhiệt độ < 40 độ C
Các bồn làm mát giúp nhiệt độ của khuôn giảm xuống trước khi qua bồn clo, tránh việc khuôn quá nóng làm bay hơi clo ở bồn clo.
Bước 15: Qua bồn clo
Qua bồn clo, tại đây sẽ diễn ra cùng lúc hai phản ứng: phản ứng clo hóa gây ra bởi clo và phản ứng cộng hydracids với HCL (sinh ra khi xục clo vào nước) làm trơ bề mặt cao su giúp chống dính.
Bước 16: Qua 2 bồn dung dịch
- Bồn dung dịch 1: chứa nước chảy tràn, nhiệt độ: 30 độ C – 50 độ C.
- Bồn dung dịch 2: chứa nước chảy tràn, nhiệt độ: 30 độ C – 50 độ C.
Bước 17: Bồn tách chiết 3&4
Qua các bồn tách chiết 3&4 (nhiệt độ quy định 60 độ C – 90 độ C)
Bước 18: Qua tủ sấy cuối
Qua tủ sấy cuối: sấy khô
Như vậy để làm ra được đôi găng tay cao su khá là kỹ lưỡng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về đôi găng tay cao su mà mình đang sử dụng.
LIÊN HỆ MUA GĂNG TAY CHẤT LƯỢNG - GIÁ RẺ
HOTLINE: 0935 791 691
50/1 Phạm Đăng Giảng, Bình Hưng Hòa,
Bình Tân, TP.HCM
GĂNG TAY VẢI TRẮNG#GĂNG TAY Y TẾ#GĂNG TAY NILON#GĂNG TAY SỢI LEN POLY MUỐI TIÊU#GĂNG TAY CAO SU#BẢO HỘ LAO ĐỘNG Lamgroup.vn Co.,Ltd
Xem thêm